Để trở thành người tổ chức sự kiện không phải là một điều dễ dàng. Đặc biệt là khi bạn vừa mới chân ướt chân ráo vào nghề. Bạn không biết bắt đầu từ đâu và nên học hỏi những kĩ năng gì? Wifisukien đã tổng hợp và gửi tới các bạn những điều cần khi bắt đầu bước chân vào nghề tổ chức sự kiện.
Một trong những điều đầu tiên khi bạn bất kì làm một việc gì là xác định được điểm yếu và điểm mạnh của bản thân. Từ đó, bạn có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục những điểm yếu để phù hợp với công việc. Cùng tham khảo mô hình phân tích SWOT của marketing để hình dung dễ dàng hơn.
-
S – Strengths (Điểm mạnh)
Bạn cần liệt kê được tất cả những ưu điểm của mình. Từ đó, phân tích điểm nào phù hợp với nghề nghiệp mà bạn hướng tới. Ở đây cụ thể là nghề tổ chức sự kiện. Với những điểm mạnh này, bạn hãy tập trung phát huy nó và thể hiện với nhà tuyển dụng. Những việc nhỏ trong cuộc sống như hoạt động Đoàn Đội, hoạt động ngoại khóa,…cũng có thể trở thành điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, với bất kì ngành nghề nào, bạn cũng cần có sự yêu thích và nhiệt huyết. Nhất là với nghề tổ chức sự kiện, nhiệt huyết chính là điều khiến bạn sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn. Có trách nhiệm với công việc cũng là yếu tố không hề nhỏ. Bạn làm việc có trách nhiệm và tập trung với công việc của mình. Đây là điểm mạnh mà ai cũng cần phát huy ở bất kì công việc nào.
Tìm hiểu thêm Những kinh nghiệm hay trong tổ chức sự kiện có thể bạn không biết.
-
W – Weaknesses (Điểm yếu)
Xác định được điểm yếu của bản thân cũng vô cùng quan trọng. Một trong những điểm yếu mà tất cả mọi người đều gặp phải khi bắt đầu một ngành nghề mới đó là thiếu kinh nghiệm. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ tuyển những người có kinh nghiệm để giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo. Tuy nhiên, đừng lo lắng rằng bạn sẽ không xin được việc. Một số các công ty vẫn chấp nhận sinh viên mới ra trường và những người không có kinh nghiệm. Bạn phải thực sự ham học hỏi, có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc. Thiếu kinh nghiệm là điểm yếu có thể khắc phục dễ dàng khi bạn được thực hành.
Ngoài ra, nhiều bạn cũng thường có những nhược điểm như: phản ứng hơi chậm, giao tiếp chưa tốt, không có mối quan hệ trong nghề,… Đây là những nhược điểm nhất định cần khắc phục với những người muốn làm nghề tổ chức sự kiện. Bạn nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi offline của cộng đồng những người cùng lĩnh vực để mở rộng mối quan hệ cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cải thiện điểm yếu của bản thân.
-
O – opportunities (Cơ hội)
Có thể thấy rằng, các sự kiện ở VN diễn ra hàng ngày, từ những sự kiện nhỏ đến những sư kiện quy mô lớn. Cơ hội nghề nghiệp cho những người tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay rất lớn. Bạn cần chủ động tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp cũng như tham dự để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, nâng cấp dần khả năng của bản thân.
-
T – Threats (Thách thức)
Những thách thức trong nghề tổ chức sự kiện hiện nay:
– Sự cạnh tranh trong nghề ngày càng khốc liệt. Các event ngày càng đòi hỏi nhiều hơn sự đổi mới và đầu tư chất xám của người tổ chức.
– Đòi hỏi bạn có nhiều mối quan hệ rộng rãi…
5. Tổng kết
Muốn vượt qua được những thách thức này, bạn cần chuyên tâm với nghề, cố gắng tích lũy kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu bạn là người mới bước chân vào nghề tổ chức sự kiện, điều đầu tiên bạn cần là khơi lên nhiệt huyết với nghề. Sự yêu thích và cố gắng không ngừng chắc chắn sẽ khiến bạn có điều mình muốn.
Trên đây Wifisukien.vn đã cùng với bạn tìm hiểu những điều cần biết với những newbie trong ngành tổ chức sự kiện. Bình luận bên dưới nếu bạn có ý tưởng mới lạ muốn góp ý.
Wifisukien.vn cam kết cung cấp các dịch vụ Internet ngắn ngày, Internet Livestream với đường truyển ổn định, sẵn sàng tư vấn 24/7, đội ngũ nhân viên thi công giám sát chuyên nghiệp.
Liên hệ ngay tại ĐÂY hoặc gọi tới số 0243.8259.888 để được tư vấn và hỗ trợ.
Truy cập Wifisukien.vn hoặc Wifi sự kiện để biết thêm thông tin về những sự kiện hay nhất tại Việt Nam.