Vui xuân Kỷ Hợi 2019: Sắc thái văn hoá Bắc Giang do Bảo tàng Dân tộc hộc Việt Nam tổ chức với nhiều hoạt động liên quan đến văn hóa Bắc Giang và trò chơi dân gian.
Khi Tết đến xuân về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là địa chỉ cho những ai muốn được tìm hiểu khám phá những nét đẹp văn hóa của các vùng miền dân tộc.
Tổng quan về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng :
- Nghiên cứu khoa học
- Sưu tầm
- Kiểm kê
- Bảo quản
- Phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc
- Tổ thức trưng bày
- Tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước.
- …..
Bảo tàng gồm 3 khu chính :
Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng :
Không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng của toà nhà với sự bố trí nội dung tham quan rất logic.
Khu trưng bày ngoài trời:
Là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau.
Khu trưng bày Đông Nam Á:
Khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào ngày 30/11/2013 sau 6 năm xây dựng với diện tích khoảng 500 ha. Đây là nơi giúp khách tham quan hiểu hơn về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thông qua các hiện vật trưng bày.
Bên trong bảo tàng :
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim ảnh.
Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau :
- Dân tộc
- Công dụng
- Y phục
- Trang phục
- Trang sức
- Nông cụ
- Tôn giáo – Tín ngưỡng
- Cưới xin ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Để phục vụ khách đến tham quan trong nước và quốc tế các thông tin được phục vụ bằng 3 thứ tiếng :
- Tiếng Việt
- Tiếng Anh
- Tiếng Pháp
Ngoài ra còn soạn thảo nhiều ăn bản bằng tiếng Trung Quốc, Đức,Nhật,…phát miễn phí cho du khách.
Trong khu ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian :
- Nhà sàn đài của người Ê-Đê
- Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao
- Nhà rông của người Ba-Na
- Nhà sàn của người Tày
- Nhà ngói của người Việt
- Nhà trệt lợp vào Pwmu của người H-Mông
- Nhà trình tường của người Hà Nhi
- Nhà sàn thấp của người Chăm
- Nhà mồ tập thể của người Chăm
- Nhà mồ tập thể của người Giarai
- Nhà mồ cá nhân của người Cơ-Tu
Trong khu vườn đầy cây xanh còn có Ghe-Ngo của người Khơ-me và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao.
Về sự kiện Vui xuân Kỷ Hợi 2019 :
Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang nhằm giới thiệu văn hóa Bắc Giang đến người dân Thủ Đô.
Đến với sự kiện du khách được tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa của người Cao Lan, Sán Dìu thông qua hoạt động trình diễn đặc sắc với những câu ca quan họ Thổ Hà mượt mà, đằm thắm, những tiếng hát Soong hao, Soọng Cô độc đáo làm say đắm lòng người, hay những trải nghiệm thú vị với nghề dệt thổ cẩm, làm giấy truyền thống của người Cao Lan.
Ngoài ra những nét độc đáo trong ẩm thực với hương vị của bánh đa kê, chè kho, các món ăn nổi tiếng nơi đây cũng là một nét đặc sắc đang chờ được khám phá.
Đến sự kiện Vui xuân Kỷ Hợi 2019 những ngày đầu xuân, du khách còn có cơ hội tìm lại những ký ức về hương vị Tết qua các hoạt động :
- Gói bánh chưng ngày Tết
- Viết thư pháp
- In tranh Đông Hồ
- Chơi các trò chơi dân gian của một số dân tộc
Tiết mục cuối cùng của sự kiện Vui xuân Kỷ Hợi 2019 là màn đốt pháo bông lúc 18h ngày mùng 5 Tết như là lời chúc mừng năm mới an lành đến tất cả mọi người.
Điểm nổi bật trong các hoạt động “Khám phá Tết Việt” năm nay là có sự tham gia của các nghệ nhân đến từ Bắc Giang. Du khách sẽ được thưởng thức những giai điệu quan họ của các liền anh liền chị.
Thông tin chi tiết về chương trình Vui xuân Kỷ Hợi 2019 :
- Thời gian : mùng 5 và mùng 6 Tết Âm lịch ( 09-10.02.2019 Dương lịch)
- Địa điểm: Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam – Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Dịch vụ hỗ trợ Wifi sự kiện sẽ giúp quý khách hàng quay lại được những khoảnh khắc bên người thân và gia đinh ngay chính lúc đó.
Hãy chia sẽ để được nhận lại!